Nguồn gốc của dịch vụ "cầm đồ"
Thuật ngữ "cầm đồ” (pawn) có nguồn gốc là từ "patinum" trong tiếng Latinh và tiếng Pháp có nghĩa "vải" hoặc "quần áo". Ở phương Tây, dịch vụ cầm đồ bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại và hoạt động cầm đồ được tuyền bá rộng rãi song hành với sự lan tỏa của nền văn hóa La Mã. Thuật ngữ "cầm đồ" từng được Nghề cầm đồ xuất hiện ở Anh dưới thời Vua William “Nhà chinh phục”. Năm 133 nhắc đến trong các văn bản viết tay của các nền văn minh Hy Lạp và La Mã.
Ở phương Đông, dịch vụ cầm đồ Từ những năm 1980, số chủ môi giới cầm đồ đã tăng lên và đến nay, đã trở thành một hệ cũng xuất hiện ở Trung Quốc cổ đại, cách đây trên 3.000 năm và cho đến nay vẫn không thay đổi nhiều, cho dù nhiều qui định khác nhau đã được áp đặt đối với dịch vụ gia sử dụng dịch vụ môi giới cầm đồ như dân thường này qua từng thời kỳ.
Kinh thánh cũng nhắc đến thuật ngữ "cầm đồ". Kinh thánh “Không nên đem cầm cố thớt cối trên hay thớt cối dưới bởi vì làm như vậy có nghĩa là đem ‘cầm đồ’ cuộc sống của mình” của người Do thái có đoạn viết: “Không nên đem cầm cố thớt cối trên hay thớt cối dưới bởi vì làm như vậy có nghĩa là đem ‘cầm đồ’ cuộc sống của mình”. Câu này hàm ý người ta không nên Thuật ngữ "cầm đồ" từng được nhắc đến trong các văn bản viết tay của các nền văn minh Hy Lạp đem "cầm đồ" kế sinh nhai của mình.
Tiệm cầm đồ hay cửa hiệu cầm đồ là loại hình kinh doanh dịch vụ cho vay vốn thông qua việc cung cấp các khoản vay bảo đảm cho khách hàng trên cơ sở cầm cố, theo đó khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền vay, bù lại họ phải cầm cược lại các tài sản của họ được được sử dụng làm tài sản cầm cố hoặc sử dụng các loại giấy tờ có giá để thế chấp. Những loại hình cửa hàng này thường do một cá nhân (ông/bà chủ tiệm) đứng ra tổ chức.
Lãi suất khi cầm đồ thường do các bên thỏa thuận nhưng thông thường là do tiệm cầm đồ ấn định vì thông thường những người cầm đồ thường khó khăn về kinh tế (như thiếu tiền, cần vay nóng) hoặc mong muốn tiêu thụ tài sản (thường là tài sản phi pháp) và lãi suất thường cao hơn lãi suất của ngân hàng ấn định, thậm chí là lãi suất cắt cổ theo kiểu lãi xuất chợ đen. Sau thời hạn ấn định sẵn mà khách hàng không đến chuộc đồ thì xem như đồ cầm cố thuộc về chủ tiệm.
Ngoài những tài sản cá nhân phong phú, đa dạng, các tiệp cầm đồ sẵn sàng nhận thế chấp các giấy tờ nhà, bên cạnh đó các tiệm cầm đồ còn có rất nhiều là đồ kí gửi của giới sinh viên, từ đồ dùng của sinh viên như điện thoại, máy vi tính, máy nghe nhạc, xe máy… đến chứng minh nhân dân, thẻ sinh viên, bằng tốt nghiệp đại học…. Sở dĩ các tiệm cầm đồ này được giới sinh viên “ưa chuộng”, vì mức lãi suất cũng “dễ thở”, từ 10 – 15%. Những thứ đồ như xe máy, điện thoại… thường khách hàng không lấy lại.
Đồ chuộc lại chủ yếu là chứng minh nhân dân, thẻ sinh viên, bằng tốt nghiệp đại học, một phần vì những giấy tờ này kí gửi số tiền không nhiều, một phần do đây là những vật quan trọng. Những đồ kí gửi của sinh viên phần lớn không phải đồ có giá trị cao, nên đa phần họ không lấy lại.
Nhiều trong số mặt hàng cầm đồ nhanh là những tài sản do phạm pháp mà có và vô hình chung tiệm cầm đồ có thể là nơi tiêu thụ hàng gian.
Thủ tục mua xe máy ở cửa hàng cầm đồ
Hiện nay, nhu cầu mua xe ở tiệm cầm đồ không phải là hiếm. Tuy nhiên, khi thực hiện việc mua bán này người mua cần phải lưu ý và thực hiện những điểm sau:
1. Khi mua xe ở hàng cầm đồ, cần chú ý mấy điểm sau:
- Việc cầm cố có được lập thành văn bản không?
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản cầm cố đã đến hạn thực hiện chưa? Cửa hàng cầm đồ có được quyền xử lý tài sản cầm cố không?
- Bên cầm cố và bên nhận cầm cố có thỏa thuận về biện pháp xử lý tài sản cầm cố không?
2. Trong trường hợp cửa hàng cầm đồ có quyền xử lý tài sản thì có thể mua chiếc xe thông qua các hình thức và thủ tục như sau:
- Mua thông qua bán đấu giá tài sản: Thủ tục này được cửa hàng cầm đồ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản và người mua có thể tham gia đấu giá để mua. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết các trường hợp xử lý tài sản cầm cố thông qua cửa hàng cầm đồ đều không lựa chọn phương thức này.
- Mua từ chính chủ sở hữu chiếc xe.
Có thể cửa hàng cầm đồ và chủ sở hữu chiếc xe (bên cầm cố) đã thỏa thuận về phương thức xử lý này: chủ sở hữu xe sẽ làm thủ tục mua bán xe với người khác, sau đó số tiền bán xe sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ với cửa hàng cầm đồ.
Như vậy thì thủ tục mua bán xe sẽ đơn giản hơn, cụ thể như sau:
- Cơ quan thực hiện: Bạn có thể đến bất kỳ tổ chức công chứng (Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng) nào để yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho xe.
- Hồ sơ: theo Điều 35 Luật Công chứng.
+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
+ Dự thảo hợp đồng mua bán xe (nếu có);
+ Giấy tờ tuỳ thân: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các bên;
+ Giấy đăng ký xe máy;
+ Giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
- Thủ tục: Hai bên có thể dự thảo sẵn hợp đồng mua bán xe hoặc yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo theo mẫu. Sau khi hai bên đọc, đồng ý nội dung và ký vào hợp đồng thì công chứng viên sẽ chứng nhận vào hợp đồng đó.
Trường hợp cửa hàng cầm đồ và bên cầm cố có thỏa thuận về việc cửa hàng cầm đồ sẽ nhận chính tài sản đó hoặc thay mặt bên chủ sở hữu xe làm thủ tục mua bán xe. Thủ tục mua bán xe giữa người mua và cửa hàng cầm đồ cũng giống như phần trên nhưng về phần hồ sơ thì người mua cần phải yêu cầu hiệu cầm đồ cung cấp những giấy tờ sau:
- Hợp đồng cầm cố;
- Giấy tờ thể hiện việc cửa hàng cầm đồ được quyền xử lý tài sản cầm cố (bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ cầm cố khi đến hạn hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ ...).
- Giấy tờ thể hiện nội dung cửa hàng cầm đồ được thay mặt bên cầm cố bán tài sản cầm cố.
3. Đăng ký sang tên
Sau khi đã làm thủ tục mua bán chiếc xe thì người mua đến cơ quan công an để làm thủ tục sang tên xe máy.
Làm thủ tục di chuyển xe sang tỉnh khác (Nếu đăng ký xe tỉnh khác thì thực hiện. Nếu đăng ký xe cùng tỉnh thì bỏ qua thủ tục này).
- Cơ quan thực hiện: Cơ quan Công an nơi trước đây bên chủ xe đã đăng ký xe máy (có ghi trên đăng ký xe).
- Hồ sơ: Theo Điều 10 Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ công an quy định về đăng ký xe, cần xuất trình những giấy tờ sau:
+ Giấy tờ của chủ xe: Giấy chứng minh nhân dân.
+ Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.
+ Hai giấy khai sang tên di chuyển.
+ Chứng từ chuyển nhượng xe: Hợp đồng bán xe.
- Thủ tục: Theo thông tư số 37/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ Công an về quy trình đăng ký xe. Khi nộp hồ sơ đầy đủ thì cán bộ thực hiện sẽ:
+ Kiểm tra hồ sơ; Thu hồi biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe.
+ Sau khi làm các thủ tục cần thiết thì cán bộ thực hiện sẽ trả phiếu sang tên, di chuyển, giấy khai sang tên di chuyển kèm theo hồ sơ gốc cho chủ xe và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời.
Đăng ký sang tên trên đăng ký xe.
- Cơ quan thực hiện: Công an quận, huyện thuộc tỉnh nơi người mua đăng ký.
- Hồ sơ: Theo Điều 9 Thông tư số 36/2010/TT-BCA
+ Giấy tờ của chủ xe (theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2010/TT-BCA): Giấy chứng minh nhân dân của bạn hoặc thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường.
+ Giấy khai đăng ký xe.
+ Chứng từ lệ phí trước bạ xe: Biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước (có xác nhận của kho bạc nhà nước đã nhận tiền) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ theo quy định của Bộ Tài chính. Xe được miễn lệ phí trước bạ, chỉ cần tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (thay cho Biên lai hoặc giấy nộp lệ phí trước bạ).
+ Giấy khai sang tên và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển nhượng (Hợp đồng bán xe hoặc Giấy bán xe) và hồ sơ gốc của xe theo quy định.
- Thủ tục: Theo thông tư số 37/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010, khi người mua nộp hồ sơ thì cán bộ thực hiện sẽ tiến hành các bước sau:
+ Kiểm tra giấy tờ của chủ xe, kiểm tra thực tế xe (đối chiếu nội dung trong Giấy khai đăng ký xe với thực tế của xe về nhãn hiệu, loại xe, số máy, số khung, màu sơn, số chỗ ngồi, tải trọng và các thông số kỹ thuật khác của xe);
+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký xe và cấp biển số xe
+ Sau khi nộp lệ phí đăng ký xe thì người mua sẽ được cấp biển số xe theo Giấy hẹn.
Nguồn: http://camdonhanh.net/cam-do-nhanh-cam-do-nhung-dieu-can-chu-y/44