In Thực Đơn

Những cách chống trộm xe máy

Để bảo đảm phi vụ thành công, trộm chuyên nghiệp sẵn sàng theo dõi quy luật sinh hoạt của chủ xe và chộp lấy cơ hội khi họ sơ hở. Trộm xe chuyên nghiệp rất nguy hiểm bởi thường lên kế hoạch trước, mang theo đồ nghề và không bao giờ thiếu kinh nghiệm. Với những chiếc xe trong tầm ngắm, chúng sẵn sàng đeo bám, thu thập thói quen sinh hoạt của chủ nhân, và ra tay một cách mau lẹ. Dưới

Để bảo đảm phi vụ thành công, trộm chuyên nghiệp sẵn sàng theo dõi quy luật sinh hoạt của chủ xe và chộp lấy cơ hội khi họ sơ hở.

Trộm xe chuyên nghiệp rất nguy hiểm bởi thường lên kế hoạch trước, mang theo đồ nghề và không bao giờ thiếu kinh nghiệm. Với những chiếc xe trong tầm ngắm, chúng sẵn sàng đeo bám, thu thập thói quen sinh hoạt của chủ nhân, và ra tay một cách mau lẹ.

Dưới đây là những cách đề phòng hữu hiệu nhất.

1. Khóa phanh đĩa

Xe của bạn sẽ an toàn hơn nếu chính kẻ gian không nhận ra sự hiện diện của nó. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi bạn phải rời xe trong thời gian dài như vào ban đêm hoặc khi làm việc. Sẽ là tốt hơn nếu xe được để trong nhà, khu vực được che chắn hạn chế tầm nhìn. Hoặc ít nhất hãy dựa xe tại khu vực có camera quan sát.

2. Khóa cổ

Hầu hết xe máy ngày nay đều trang bị khóa cổ. Dù việc phá không phải khó, nhưng tạo ra nhiều trở ngại. Đây là công việc đơn giản nhất để chống trộm vì thế hãy luyện tập để tạo thành thói quen.

3. Khóa xe với vật cố định

Biện pháp này không những ngăn kẻ gian di chuyển xe mà còn có thể tạo ra tiếng động khi chúng cố gắng lấy. Chiếc khóa nhỏ đôi khi cũng khiến trộm nản lòng từ bỏ ý định.

4. Khóa trên cao, vòng qua khung

Dù sử dụng bất kỳ loại thiết bị bảo vệ nào bạn cũng cần nhớ đến 2 thứ, khóa lơ lửng và vòng qua khung xe. Khóa đặt ngay trên mặt đất là vị trí thuận lợi nhất để kẻ gian vô hiệu hóa nó. Tất nhiên không một trên trộm nào cưa khung của chính chiếc xe đang định lấy.

5. Sử dụng nhiều lớp bảo vệ

Hiển nhiên càng nhiều lớp bảo vệ, xe càng an toàn. Kẻ gian có thể chuẩn bị đồ nghề phá lớp khóa thứ nhất, nhưng không sẵn sàn cho mọi tình huống.

6. Lắp chuông báo động

Chuông báo động có thể tạo ra tiếng ồn lên tới 110 dB. Nó khiến người xung quanh xe chú ý. Đây chính xác là điều mà kẻ gian muốn tránh. Trong một vài tính huống dù gắn chuông báo động hay không, hãy cứ làm như xe của bạn có gắn chuông. Với tiểu xảo này khiến trộm nghi ngời và tìm cách xác nhận. Đó là cơ hội cho bạn.

7. Dùng công tắc bí mật

Dù lấy được xe, trộm cũng sẽ không thể tẩu thoát với một chiếc xe tắt máy và đó là lý do để gắn thêm công tắc bí mật cho hệ thống đánh lửa. Việc cài đặt này khá dễ dàng và vô hại với động cơ. Điều quan trọng ở đậy là tìm vị trí đặt khóa.

8. Rút khóa khỏi ổ khi dựng xe trong nhà

Thói quen khép cửa hờ, dựng xe trong nhà vẫn cắm khóa trên ổ là kịch bản của không ít vụ mất trộm xe gần đây. Hãy mang chìa và giấy đăng ký theo người khi rời khỏi xe bởi nếu có những thứ này việc tẩu tán của kẻ gian sẽ dễ hơn nhiều.

9. Gắn thiết bị định vị

Thiết bị định vị đặt ở chỗ bí mật sẽ là yếu tố bất ngờ cho dù đó là trộm chuyên nghiệp. Nó hỗ trợ việc xác định vị trí xe nhanh chóng.

>> Xem thêm: Xe 67 độ giá rẻ

Một số kỹ năng lái xe máy bạn cần biết

Không ít người tin rằng, đi xe máy còn dễ hơn cả xe đạp. Bởi xe máy chắc, bánh to nên dễ cân bằng, và vì hầu hết người học lái xe máy đã biết đi xe đạp nên việc giữ cân bằng không còn là vấn đề. Trong khi đó chân luôn để ở tư thế thoải mái, không phải đạp.

Nếu quan niệm rằng lái xe chỉ đơn giản là biết mở khóa điện, đề khởi động, vào số, vít ga, phanh, đánh lái thì có lẽ việc học lái chưa cần đến 3 phút. Nhưng nếu muốn đạt tới tầm kiểm soát tốc độ chủ động, linh hoạt thì phải cần đến nhiều năm rèn luyện với thái độ nghiêm túc mới có thể đạt được.

1. Làm quen với tay ga

Công suất động cơ tăng theo góc vít ga. Máy gầm lên nếu vặn nhanh và mạnh. Nếu xe đã vào số 1, nó sẽ chồm lên khiến người điều khiển giật mình. Vì thế, việc học ga nên được bắt đầu từ thao tác nguội, khi chưa nổ máy nhằm làm quen với độ nặng của tay ga trên từng loại xe, rồi mới tiến hành khởi động nóng tại chỗ. Chuyển số về Mo, nổ máy, lặp lại thao tác vít ga để cảm nhận mối tương quan giữa lực vặn, góc xoay với công suất động cơ. Bước cuối cùng là luyện tập thực tế, kinh nghiệm cho thấy, khi gài số cao (số 4 hoặc 3), công suất động cơ và tốc độ xe tăng chậm hơn số thấp (số 2 hoặc 1) tránh được hiện tượng xe chồm.

2. Kết hợp phanh đồng thời bằng cả tay và chân

Thói quen chỉ dùng phanh trước ở người mới lái không hiếm, đặc biệt ở nữ giới. Đó là dấu ấn của thói quen đi xe đạp. Dùng phanh tay không xấu, thậm chí còn rất hiệu quả nhưng không tận dụng được khả năng phanh tối đa, đồng thời dễ bị ngã vì mất cân bằng.

Giai đoạn đầu mới tập, người chưa quen thường mất thời gian suy nghĩ chân phanh ở bên trái hay bên phải? Ngay cả khi đã chọn, họ cũng mất thời gian để đưa chân vào vị trí đạp.

Khẩu khuyết ở đây là “tay nào, chân ấy”. Cả phanh tay và phanh chân đều được bố trí bên phải là bên thuận của hầu hết mọi người. Hãy đừng chờ tới lúc đạp phanh mới điều chỉnh chân. Ngay từ khi ngồi lên xe, bạn đã cần đặt chân vào tư thế sẵn sàng phanh. Tác dụng lực đủ để cảm nhận của sự hiện diện của nó.

Không chỉ lúc cần mới đạp phanh, trong quá trình luyện tập, hãy thường xuyên quan tâm tới nó. Tưởng tượng quá trình phối hợp tay chân khi phanh. Bạn sẽ thấy bất ngờ về về khả năng thao tác của bản thân.

Phanh gấp thường kèm theo hiện tượng chúi đầu về phía trước, nếu không sẵn sàng sẽ rất dễ đổ xe hoặc mất lái. Vì vậy khi phanh cần giữ cả xe và thân ở tư thế đứng, hai cánh tay trong tư thế chịu lực.

3. Lái xe bằng thân

Điều này có vẻ là nghịch lý, nhưng đó là thực tế. Đánh lái bằng tay có vẻ khá dễ ở tốc độ thấp, không hề đơn giản khi chạy nhanh bởi mọi khối lượng đều có xu hướng chuyển động theo quán tính. Cơ thể thay đổi vị trí, hướng chuyển động của xe sẽ thay đổi theo. Bạn sẽ nhận thấy xe máy rất khó lái nếu người ngồi sau lắc lư.

4. Lựa tầm quan sát theo tốc độ

Khi thói quen chưa nhuần nhuyễn, người học lái thường chú tâm nhiều vào xe, mà qua việc quan sát hoặc chỉ chú ý trong phạm vi gần, phản ứng chậm không bắt kịp diễn biến của tình huống. Để các thao tác không lệ thuộc vào mắt, điều quan trọng bạn cần cảm nhận vị trí điều khiển (tay phanh, chân phanh, cần số, tay côn…) và di chuyển về trạng thái sẵn sàng khi cần thiết.