Warning: getimagesize(): php_network_getaddresses: getaddrinfo failed: No address associated with hostname in /home/inthucdonc/domains/inthucdon.com/public_html/live/app/datasource/lib/Util.php on line 667

Warning: getimagesize(http://cdn.trangsuccuoi.com/asset/home/img/500/56cd6ae35f6e4_1456302819.jpg): failed to open stream: php_network_getaddresses: getaddrinfo failed: No address associated with hostname in /home/inthucdonc/domains/inthucdon.com/public_html/live/app/datasource/lib/Util.php on line 667
In Thực Đơn

Lễ vật trong đám hỏi miền Bắc gồm những gì?

Lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng trong đám cưới của người Việt. Đây xem như một cột mốc đánh dấu mối quan hệ của đôi trai gái. Theo truyền thống của người Việt thì lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức trang trọng và ấm cúng. Phần lễ vật nhà trai mang đến vào đám hỏi cần phải đầy đủ về số lượng, yêu cầu của nhà gái và được bài trí cẩn thận, đẹp mắt thể hiện sự tôn trọng đối

Lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng trong đám cưới của người Việt. Đây xem như một cột mốc đánh dấu mối quan hệ của đôi trai gái.

Theo truyền thống của người Việt thì lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức trang trọng và ấm cúng. Phần lễ vật nhà trai mang đến vào đám hỏi cần phải đầy đủ về số lượng, yêu cầu của nhà gái và được bài trí cẩn thận, đẹp mắt thể hiện sự tôn trọng đối với nhà gái.

Lễ vật ăn hỏi được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng thường gọi là tráp.

>> Trang sức 

Theo quan niệm xưa nay các lễ vật mang đến đám hỏi phải tuân theo tiêu chí ngoài lẻ trong chẵn. Số tráp là số lẻ như 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp hoặc có thể là 11 tráp đối với nhưng gia đình có điều kiện.

Trong mỗi tráp đó số lượng vật phẩm phải là số chẵn ví dụ 100 chiếc bánh phu thê, 100 quả cau, 100 lá trầu…

Việc bố trí tráp ngoài lẻ trong chẵn thể hiện sự mong muốn đôi trẻ hạnh phúc, sinh nhiều con cháu, bên nhau đến răng long đầu bạc.

Các lễ vật mang đến nhà gái bao gồm:

- Trầu cau (không thể thiếu)

- Bánh cốm

- Chè

- Hạt sen

- Rượu

- Thuốc lá

- Bánh phu thê (hay bánh xu xê)

- Hoa quả

- Phong bì tiền và trang sức cưới  có thể để riêng một tráp hoặc để chung với tráp trầu cau

Số lượng tráp và các loại lễ vật do nhà nhà gái yêu cầu (thách cưới) tùy vào điều kiện gia đình và phong tục ở mỗi nơi.

Thường thì ít gia đình yêu cầu số tráp là 11, nếu yêu cầu 11 tráp thì sẽ chuẩn bị đầy đủ 9 tráp như bình thường và bổ sung thêm: mâm gạo thịt (cầu chúc đôi trẻ no đủ, hạnh phúc), mâm xôi gấc, tháp bia lon…

Lễ vật ăn hỏi miền Nam gồm những gì?

Lễ ăn hỏi theo phong tục miền Nam đơn giản cả trong lễ nghi và các vật phẩm.
Các gia đình miền Nam thường yêu cầu số lượng tráp là 6 tráp thể hiện quan niệm có đôi có cặp.

Trong các tráp số lượng vật phẩm phải là số lẻ. Theo quan niệm xưa coi số lẻ biểu thị cho sự sinh sôi, phát triển.

Các mâm quả thường có:
- Trầu cau (không thể thiếu)
- Bánh phu thê (hoặc bánh pía, bánh cốm, bánh bông lan)
- Gà hoặc lợn quay
- Xôi gấc hoặc xôi gà
- Rượu, thuốc, chè
- Hoa quả

Ngoài các mâm quả, nhà trai còn chuẩn bị thêm một khay nhỏ hơn. Khay này đựng tiền cheo để mang tới thắp hương trên bàn thờ gia đình nhà gái.

Đối với những nhà khá giả, trong số lễ vật mang tới còn có thêm khay đựng áo dài và trang sức cưới cho cô dâu. Cô dâu sẽ mặc áo dài và đeo đồ trang sức do nhà trai mang đến rồi mới ra chào họ hàng hai bên.

Trong lễ ăn hỏi miền nam, còn có lễ vật là cặp nến rồng phượng để làm lễ lên đèn.

Lịch sử nhẫn cưới qua 1 thế kỷ

Trải qua hơn 1 thế kỷ, chiếc nhẫn cưới đã có sự biến đổi cả về kiểu dáng lẫn chất liệu.

Màn trao trang sức cưới  bắt đầu được phổ biến rộng rãi từ đầu thế kỉ XX.

Vào năm 1925 ngón tay đeo nhẫn ở bàn tay trái được xem là “con đường dẫn đến tình yêu”. Những chiếc nhẫn có mẫu thiết kế trong bộ trang sức cưới  theo dạng hình học rất được ưa chuộng.

Vào những năm 1933 trang sức cưới kiểu nhẫn tròn đính bạch kim được ưa thích hơn cả.

Năm 1940 mẫu nhẫn được lấy cảm hứng thiết kế từ hoa bắt đầu xuất hiện. Năm 1947, bộ sưu tập “A diamond is forever” – “Một viên kim cương là mãi mãi” đem đến diện mạo mới cho nhẫn cưới.

Từ năm 1950 nhẫn chạm khắc hoa văn bằng chi tiết vàng trở nên phổ biến.

Bắt đầu từ năm 1960 trang sức cưới đính đá quý được thịnh hành. Nổi bật nhất là chiếc nhẫn cưới của Công nương Diana mà ngày nay đang được mang bởi Công nương Kate Middleton.


Năm 1970, những hạt ngọc lục bảo đính trên vàng trắng trở thành trào lưu mới trong thời trang nhẫn cưới. Các nghệ sĩ nổi tiếng như Angelina Jolie, Beyonce, Amal Clooney đều có nhẫn cưới thiết kế theo phong cách trang sức cưới  này.

Mặt nhẫn hình quả lê bắt đầu được ưa chuộng từ những năm 1980.

Sang thập niên 90 của thế kỉ XX, mẫu kim cương marquise trở nên thịnh hành.

Đầu thế kỉ 21, các cặp đôi ưa chuộng kiểu nhẫn có đính 3 viên đá tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai.

Năm 2016, kiểu nhẫn mảnh với hạt kim cương to đang được ưa chuộng với sự lăng xe của Jessica Alba, Amy Adams,…

Nguồn: http://trangsuccuoi.com/le-vat-trong-dam-hoi-mien-bac-gom-nhung-gi/164