In Thực Đơn

Làm giàu từ chăn nuôi bò

Trong nhiều năm trở lại đây, nghề nuôi bò đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, khi mà thịt bò trở thành thực phẩm chính yếu của người tiêu dùng cả nước. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi bò, mời bà con tham khảo bài viết sau Làm giàu từ chăn nuôi bò - Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng hiệu quả cao 1/Chuồng trại Mục tiêu là để thuận lợi cho

Trong nhiều năm trở lại đây, nghề nuôi bò đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, khi mà thịt bò trở thành thực phẩm chính yếu của người tiêu dùng cả nước. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi bò, mời bà con tham khảo bài viết sau

Làm giàu từ chăn nuôi bò - Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng hiệu quả cao

1/Chuồng trại

Mục tiêu là để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản lý đàn bò. xây dựng chuồng nuôi bò ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam, diện tích chuồng nuôi bình quân 3-5 m2/ con. Tuỳ theo qui mô mà chuồng có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nền chuồng phải làm chắc, không láng trơn, có độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát.

Cần trang bị máng ăn, máng uống dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, cao phía sau 80 cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo. Kích thước máng uống dài x rộng x sâu là 60 cm x 60 cm x 40 cm. Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng 30 cm, sâu 30 cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò với 1-1,5m, hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè, ..vv.

2/Vệ sinh thú y

3/Tẩy ký sinh trùng cho bò

Để bò khỏe mạn lớn nhanh cần tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây:

* Đối với ngoại ký sinh trùng:

Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Neuguvon hoặc Asuntol hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa. Pha và sử dụng thuốc Nevugvon với liều phổ biến 1à 25g/lít nước, bổ sung 50ml dầu ăn và 20g xà phòng bột lắc đều trước khi sử dụng. Dùng bình phun đều lên cơ thể bò, đặc biệt là vùng bẹn, nách và yếm. Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc. Không để thuốc bám vào người, quần áo. Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.

* Đối với nội ký sinh trùng:

Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như: Levamisole, Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột và Fasinex điều trị sán lá gan.

Liều lượng: Levamisole 7,5%, dùng 1ml/20kg thể trọng. Fasinex dùng 1 viên /75kg thể trọng. Cách sử dụng: Cho uống, trộn vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn.

4/Khẩu phần ăn cho bò:

Để bò có tốc độ lớn nhanh nhất thì lượng thức ăn đảm bảo năng lượng cao được ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bò nặng 200kg cần khoảng 5kg vật chất khô trong một ngày, còn thức ăn thô xơ khoảng 15 20kg. Khẩu phần hoàn chỉnh là đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò. Bò có thể tự do lựa chọn sau khi đã trộn lẫn hoàn toàn cả hai loại thức ăn tinh và thô với nhau.

Phương pháp cho ăn và tập cho bò ăn thức ăn tinh vô cùng quan trọng. Lúc đầu nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, ít thức ăn tinh để bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao. Nếu ngay từ đầu bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể bị chết do ngộ độc axít (acidosis). Thức ăn thô xanh cần sử dựng kết hợp với thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh.

Khẩu phần ăn cho bò nhốt chuồng bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin. Căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để lựa chọn các nguyên liệu chính như sau:

* Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ băm nhỏ, thức ăn băm nhỏ ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp băm nhỏ, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, rượu, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ hoa quả) chiếm 55-60% vật chất khô trong khẩu phần.

* Thức ăn tinh hỗn hợp: Các loại Sắn Nghiền, ngô Nghiền, khô dầu lạc, bột keo dậu. Thức ăn tinh hỗn hợp… chiếm 40-45% vật chất khô trong khẩu phần.

Khi bạn muốn kinh doanh làm giàu từ chăn nuôi bò thì việc cần quan tâm chính là chọn giống bò. Dưới đây là cách chọn giống bò bạn nên tham khảo

Kỹ thuật chọn bò giống

1/Chọn bò đực giống hướng thịt

Bò đực giống phải có sức khỏe tốt, thể hình phù hợp với các đặc tính của giống. Đực giống có sức sinh trưởng mạnh, to khỏe, cân đối, bộ xương chắc, phát triển các khớp chắc chắn, cử động dứt khoát, cơ bắp phát triển, đường sống lưng bằng phẳng, ngực sâu và rộng, mông to, các chân cân đối, lông trơn và không giòn. Đặc biệt bộ phận sinh dục phát triển bình thường, hai hòn cà cân đối (nếu quá sa xuống là do dây chằng yếu chứng tỏ bò đực sức khỏe yếu). Chất lượng tinh dịch tốt.

Không dùng đực giống có các nhược điểm như đầu quá to và thô, lưng hẹp và yếu; hông lõm, mông dạng mái nhà, chân vòng kiềng, xương cổ chân trước cong, chân voi, lông không mịn và giòn, nhất là dịch hoàn phát triển kém, v.v...

Để đánh giá chất lượng đực giống bò thịt theo cá thể, cần nuôi kiểm tra bê sau cai sữa ở độ tuổi 8 tháng, trong vòng 150 ngày theo các chỉ tiêu: tăng trọng hàng ngày, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng, khối lượng cuối kỳ, thể hiện ngoại hình. Thời kỳ này nuôi bê với mức dinh dưỡng cao, chăm sóc tốt. Việc đánh giá bò đực giống theo cá thể sẽ phát hiện được những đực tốt nhất để nâng cao năng suất thịt cho đời sau.

Đánh giá và chọn lọc đực giống theo đời sau có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo đàn giống được rút ngắn lại. Các đặc điểm genotip của các con vật về các tính trạng như sức sản xuất thịt có thể phát hiện tương đối chính xác qua số liệu có được của đời sau. áp dụng thụ tinh nhân tạo cho phép chọn được đực giống xuất sắc có khả năng cải tạo đàn. Cùng với nuôi bò cái, cho nuôi khoảng 50-100 bê đực sinh ra từ đực giống cần kiểm tra đến 1 năm tuổi, rồi vỗ béo 15-18 tháng tuổi để đánh giá năng suất và chất lượng thịt.

Hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá đực giống là khối lượng giống 15 tháng tuổi và tỷ lệ thịt xẻ của đời sau sẽ tạo khả năng đánh giá gián tiếp đa số các chỉ tiêu khác quyết định giá trị giống.

2/Chọn lọc bò cái giống hướng thịt

Bò cái hướng thịt có các đặc điểm của giống thể hiện các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng thịt. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng để có độ béo cho bò thịt.

Bò hướng thịt có thân hình vạm vỡ, chắc chắn. Bò cái giống có thân hình rộng, sâu, bộ xương chắc chắn, hệ cơ phát triển tốt. Lưng, hông dáng khum thẳng; ngực sâu rộng; vai rộng và nhiều thịt. Bốn chân cân đối, da eo giãn đàn hồi.

Mông chắc, nở nang, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Bầu vú phát triển, 4 núm vú đều đặn. ở bò thịt, phần trước thân và phần phía sau phát triển hơn bò sữa.

Khối lượng sống của bò cái giống được xác định theo tuổi và giống có ý nghĩa quan trọng khi đánh giá và chọn lọc, cần chú ý nhiều đến cường độ sinh trưởng và thời kỳ thành thục về sinh dục.  Khả năng sinh sản là chỉ tiêu quan trọng khi chọn giống bò cái hướng thịt. Những bò bé nhỏ, thân giữa phát triển không sâu, hệ cơ phát triển kém, thân hình hẹp thì không chọn làm giống.

3/Chọn phối (ghép đôi giao phối)

Chọn phối là chọn đực giống, cái giống đã được chọn lọc cho giao phối để có đời con đạt được những tính trạng mong muốn theo hướng sản xuất được xác định. Chọn phối đúng không những củng cố mà còn phát triển thêm những tính trạng và chất lượng mong muốn ở cá thể giống được chọn.

Chọn phối dựa trên các nguyên tắc cơ bản:

Mục đích và phương pháp để đạt mục đích đặt ra;

Các phương pháp ghép đôi giao phối:

Ghép đôi cá thể: Trên cơ sở chọn đực và cái giống cho ghép đôi theo dự kiến. Cần biết rõ đặc điểm từng cá thể, nguồn gốc, ngoại hình và năng suất của từng con, phải tính đến kết quả tích cực của việc giao phối trước đó và việc đánh giá đực giống theo đời sau. Phương pháp này đòi công phu, tỷ mỷ có sổ sách ghi chép theo dõi tiến hành công tác giống ở các cơ sở giống gia súc.

Ghép đôi theo nhóm: Bình tuyển phân nhóm đàn bò cái giống và mỗi nhóm cho ghép với một nhóm đực giống có phẩm chất di truyền cao hơn cho giao phối với nhau, thường áp dụng cho các vùng giống nhân dân hay các vùng được trạm thụ tinh nhân tạo truyền giống. Có hai loại ghép nhóm theo kiểu này:

Các hình thức chọn phối:

Chọn phối theo huyết thống có hai hình thức:

Chọn phối theo tuổi:

Chọn lửa tuổi thích hợp cho giao phối, bào thai bê sẽ có sức sống cao, con đẻ ra khỏe mạnh, sức sản xuất cao. Bò hướng thịt, chọn đực 3-6 tuổi, cái 5-9 tuổi là tốt. Tránh cho đực cái non, hoặc đực cái già, cái non hay đực non, cái già hay đực già phối giống với nhau sẽ cho đời sau kém.

Chọn phối theo phẩm chất giống:

>> Làm giàu từ chăn nuôi

Phòng trị một số bệnh thường gặp ở bò

1/Viêm tử cung

Nguyên nhân: Do nhiễm các loại tạp khuẩn lúc phối giống hoặc trong quá trình sinh đẻ, sót nhau, viêm âm đạo … Trong điều kiện chuồng trại ẩm thấp, dơ bẩn hoặc thao tác, dụng cụ đở đẻ không vệ sinh dễ dẫn đến viêm tử cung.

Biểu hiện: Bò bị viêm tử cung có biểu hiện mệt mỏi, bồn chồn, nếu nặng gây sốt khá cao, bò hay quay đầu về phía sau và rặn nhiều đến cong lưng, âm hộ sưng đỏ, chảy dịch nhầy trắng vàng, tanh càng lúc càng nhiều và có thể lẫn mủ, máu.

Điều trị: Nếu bò bị viêm thì bơm rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% hoặc nước muối 0,9% 1 - 2 lít /ngày trong suốt 3 - 4 ngày hoặc bằng Rivanol 1% mỗi ngày một lần với lượng nước pha là ½ lít. Sau mỗi lần bơm rửa đợi cho nước rửa chảy ra hết (bò rặn) rồi mới bơm các loại kháng sinh như Kana- Ampi hoặc Terramycin vào tử cung liên tục 3 - 4 ngày. Tùy theo tình trạng có sốt hay không để tiêm thêm thuốc kháng sinh và thuốc giảm sốt.

Biểu hiện: Sau khi đẻ, nhau thai sẽ được tống ra trong vòng 8-12giờ. Nếu nhau không ra sau 18 giờ, ta gọi là sót nhau.

Thông thường bò sót nhau sẽ ăn kém, sốt, cho sữa ít và khi đã nhiễm trùng thì dẫn tới viêm tử cung nhưng đôi khi không có biểu hiện gì, vẫn ăn bình thường.

Phòng bệnh: nhằm hạn chế bò bị sót nhau, trước tiên cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho bò đang mang thai có điều kiện vận động đều đặn hàng ngày.

2/Bệnh chướng bụng đầy hơi

Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng lên men quá mức, làm giãn nở dạ cỏ và dạ tổ ong. Bệnh xảy ra do bò ăn nhiều cỏ non, đặc biệt là vào đầu mùa mưa. Cũng có thể do ăn phải các loại thức ăn bị thối, mốc, thức ăn quá chua hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột

Trong số thức ăn xanh có một số loại dễ lên men như cải bắp, lá su hào, dưa chuột, dưa gang

* Triệu chứng :

Các loại thức ăn vào dạ cỏ, bị lên men và sinh ra nhiều hơi, bụng gia súc căng to dần (đặc biệt phía bên trái). Bò biếng ăn, không nhai lại, đứng lên nằm xuống bứt dứt, khó chịu, nét mặt lo lắng, hay nhìn về phía sườn và thở khó khăn. Khi bị nặng bò không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi bơi, bí đái, bí ỉa. Gõ vào vùng trên dạ cỏ, tiếng kêu như tiếng trống, tim đập gấp, yếu. Trường hợp diễn ra cấp tính và không được can thiệp kịp thời, bò bị chết trong vòng vài giờ do ngạt thở.

* Điều trị :

Phải điều trị kịp thời, nếu để chậm con vật có thể bị ngạt và chết. Tuỳ theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà áp dụng các biện pháp sau đây:

Trường hợp bò bị chướng hơi cấp tính, phải can thiệp ngay bằng cách chọc troca vào lõm hông trái để cho hơi thoát ra. Nhưng phải lưu ý sát trùng troca và sát trùng chỗ chọc cẩn thận; phải để cho hơi thoát ra từ từ, tránh cho bò bị chết do sốc. Sau khi chọc, tiêm thuốc trợ sức cho bò và cho ăn cháo loãng có pha chút muối.

* Phòng bệnh:   

3/ Ngộ độc ở bò

Hiện nay, để bảo vệ cây trồng người ta sử dụng rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, các nhà máy công nghiệp thải ra một lượng hoá chất độc đáng kể. Tất cả những loại hoá dược và hoá chất này ngày càng gây ô nhiễm các nguồn nước, các bãi chăn thả bò và ô nhiễm ngay cả các loại sản phẩm-phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho bò, làm cho bò có thể bị nhiễm độc cấp tính hoặc nhiễm độc trường diễn

Các hoá chất gây ngộ độc cho bò thường gặp là :

* Triệu chứng :

Tuỳ theo từng loại hoá chất và liều lượng mà bò ăn hoặc uống phải, các hoá chất này gây tác động với các mức độ khác nhau lên thần kinh trung ương, lên hệ thống tiêu hoá và các cơ quan khác của cơ thể.

Trường hợp ngộ độc cấp diễn: bò đột ngột chảy rãi dớt như bọt xà phòng, mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt liên tục. Một số trường hợp gia súc ỉa chảy dữ dội, thậm chí ỉa chảy có máu tươi. Các hoá chất có thể gây hưng phấn trung khu vận động, làm cho con vật chạy nhảy, đi vòng tròn, siêu vẹo không tự chủ được và sau đó liệt nằm một chỗ. Chất độc còn tác động lên trung khu hô hấp và tuần hoàn, làm cho bò lúc đầu thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp sau đó ngừng hô hấp, truỵ tim mạch và chết rất nhanh, sau 3-6 giờ

Trường hợp nhiễm độc trường diễn: là do gia súc tiếp nhận chất độc với lượng nhỏ, nhưng liên tục trong một thời gian nhất định. Các chất độc tích luỹ trong cơ thể, gây ra các biến đổi bệnh lý, khó phát hiện ngay. Thông thường, đó là những biến đổi: thoái hoá gan, rối loạn tiêu hoá, bần huyết, nhiễm độc thần kinh..... Điều nguy hiểm là các chất độc này tích luỹ trong cơ thể hoặc được thải qua sữa và người tiêu thụ loại thịt, sữa này cũng sẽ bị ngộ độc

* Chẩn đoán :

Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng như mô tả trên. Cần phân biệt với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính: khi bị bệnh truyền nhiễm luôn luôn có sốt cao

Trong chẩn đoán bệnh, cần kết hợp xem xét các nguy cơ gây ra ngộ độc đồng thời xét nghiệm thức ăn và nguồn nước để tìm chất độc

* Điều trị :

Việc xét nghiệm tìm ra chất độc mà bò bị nhiễm rất quan trọng, nó cho phép áp dụng biện pháp giải độc và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp bách, khi chưa xác định được loại chất độc và dựa vào các dấu hiệu lâm sàng ta có thể điều trị theo phác đồ sau đây :

+ Điều trị triệu chứng :

+ Giải độc cho gia súc: hàng ngày truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn (9%), huyết thanh ngọt (5%) đẳng trương với liều 2000ml/kg thể trọng kết hợp cho uống dung dịch orêsol: pha một gói 20g với 1000ml nước đun sôi để nguội

+ Hộ lý: để gia súc nơi thoáng khí. Nếu trời lạnh cần sưởi ấm. Cho ăn cháo loãng, dễ tiêu

* Phòng bệnh :

Hàng ngày cần chú ý kiểm tra thức ăn, nguồn nước dùng cho bò, nếu phát hiện mùi lạ thì phải loại bỏ hoặc cách ly, không cho bò đến gần. Ở những cánh đồng có phun thuốc trừ sâu cần chờ đợi thời gian khoảng 10 ngày cho thuốc kịp phân huỷ, trước khi thu cắt cho bò. Nhìn chung, cỏ thu cắt về trước khi cho bò ăn cần rửa sạch sẽ, phơi tái.

4/ Bệnh lở mồm long móng

Bệnh lở mồm long móng do virút hướng thượng bì gây ra. Đây là bệnh cấp tính, lây lan rất nhanh, mạnh trên diện rộng, có đặc điểm là sốt và hình thành các mụn nước ở miệng, chân và vú.

Tất cả các động vật guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai, hoẵng, gấu  … đều có thể mắc bệnh, nhưng cảm nhiễm mạnh nhất với virút là trâu và bò, với tỷ lệ lên tới 100%. Ở động vật trưởng thành, tỷ lệ chết do bệnh gây ra không cao, chỉ khoảng 1-5%, nhưng ở động vật non, tỷ lệ này có thể lên tới 50-70%, thậm chí 100%.

Virút lở mồm long móng mẫn cảm với sự thay đổi độ pH, ánh nắng mặt trời. Nhưng nó có thể tồn tại lâu trên đồng cỏ có nhiệt độ thấp. Trong thực tế, virút tồn tại ở thịt buôn bán trên thị trường. Nó có thể sống ít nhất 1 tháng trong tinh bò đông viên -790C; 10-12 tuần ở quần áo và thức ăn; và hơn 1 năm trong chuồng nuôi gia súc mắc bệnh

Bò mắc bệnh do hít phải không khí hoặc ăn uống phải thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh. Sau khi vào cơ thể, ngay lập tức virút vào máu và phát triển mạnh ở biểu bì miệng, chân và đầu vú

* Triệu chứng và bệnh tích:

Ở bò, thời gian ủ bệnh khoảng 3-6 ngày. Ban đầu bò có biểu hiện sốt cao (40-410C) kèm theo ủ rũ, kém ăn hoặc hoàn toàn không ăn, sản lượng sữa giảm. Sau đó nhiệt độ giảm, bò có các biểu hiện viêm miệng cấp tính, miệng sưng, nước bọt chảy ra nhiều, thành những sợi dài xoắn vào nhau, bám xung quanh môi. Miệng mím chặt lại nên có tiếng kêu lép bép đặc trưng.

Sau khi sốt 2-3 ngày bắt đầu xuất hiện các mụn ở lưỡi, hàm trên, rồi ở môi, lỗ mũi, kẽ chân, bờ móng, đầu vú…Các mụn có hình tròn hoặc dài, đường kính 1-2 cm. Ban đầu thành mụn có mầu sáng, sau đó chuyển dần sang vàng và dầy lên, 1-3 ngày sau mụn vỡ, dịch chảy ra và tạo thành vùng sẹo mầu đỏ. Do thường xuyên tiếp xúc với môi trường bẩn nên các mụn ở chân thường bị nhiễm trùng, con vật què, đi lại khó khăn hoặc nằm phục và có thể bị tuột móng.

Bệnh cũng có thể diễn ra ở dạng ác tính với các biểu hiện điển hình là đột ngột suy sụp, thở khó, yếu, viêm cơ tim cấp, loạn nhịp tim, rối loạn tuần hoàn, tiêu hóa và con vật chết trong vòng 12-20 giờ khi chưa kịp tạo ra các biến đổi ở miệng và móng.

* Phòng và trị bệnh:

Vì mầm bệnh là virút nên thực tế không thể điều trị được và cho đến nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh tự khỏi nếu các tổn thương không bị nhiễm  các vi khuẩn gây bệnh khác. Do đó cách điều trị tốt nhất là rửa bằng các chất sát trùng nhẹ hoặc sử dụng dấm, khế, chanh và bảo vệ vết thương để ngăn cản bội nhiễm.

Có ba biện pháp phòng chống dịch lở mồm long móng là: giết huỷ toàn bộ, tiêm phòng bằng vacxin và giết huỷ kết hợp với tiêm phòng. Việc áp dụng biện pháp nào tuỳ thuộc vào tình hình của mỗi nước. Ở nước ta, thường sử dụng biện pháp tiêm phòng.

Do trước đây có các chủng gây bệnh là O, A vàAsia1 nên chúng ta đã sử dụng vacxin đa giá có chứa các chủng trên. Nhưng kết quả chẩn đoán gần đây trên cả nước chỉ phát hiện virút tip O, nên đã chuyển sang sử dụng loại vacxin đơn giá tip O, dùng chung cho cả trâu, bò và lợn, nhằm giảm chi phí

Tham khảo những cách chăn nuôi hiệu quả ở đâu?


Tham khảo những cách chăn nuôi hiệu quả tại MuaBanNhanh.com. Hãy xem ngay: Thức ăn chăn nuôi giá rẻ

Nguồn: http://giaunhanh.com/lam-giau-tu-chan-nuoi-bo-4153.html