10 "bí quyết" của thợ mua laptop cũ
Dù giá máy tính đã rất hạ so với trước đây, nhưng laptop vẫn ở mức vài triệu đồng mỗi chiếc. Điều này càng ý nghĩa hơn đối với khoản ngân sách eo hẹp. Tuy nhiên, với những rủi ro có thể tiềm ẩn với các món đồ điện tử cũ thì bạn lại càng nên cẩn thận. Điều quan trọng là bạn phải xác định được: Bạn cần cái gì và bạn trả tiền cho cái gì?
Dưới đây là 10 nguyên tắc cơ bản để bạn có thể loại bớt những rủi ro.
- Nên gặp tại nhà riêng hoặc nơi tin cậy
Có nhiều cách để bạn có thông tin về chiếc laptop cũ có cấu hình phù hợp với mình, qua các trang rao vặt, trên diễn đàn hoặc bạn bè rỉ tai nhau. Phần lớn trường hợp người bán và người mua không biết nhau hoặc chỉ quen qua diễn đàn.
Khi đến xem máy, người mua thường đem theo tiền số tiền tương đương với giá rao của người bán. Vì thế, bạn nên chắc chắn rằng cuộc gặp gỡ nên ở nơi không bị đánh cướp. Mặt khác, khi mua máy cũ cũng cần xem xét tỉ mỉ nên địa điểm được chọn cũng phải đảm bảo việc "ngồi lâu mà không bị soi".
Nhà riêng được ưu tiên hàng đầu. Nếu chọn địa điểm là một quán cafe, bạn nên chọn quán có sẵn WiFi để kiểm tra tính năng này của laptop.
- Mang theo ổ USB
Cổng USB khá quan trọng bởi chúng được sử dụng để kết nối với nhiều thiết bị máy in, chuột và webcam. Tuy nhiên, những thiết bị đó khá kềnh càng và thường đòi cài đặt driver mới hoạt động được.
Một chiếc ổ USB nhỏ gọn không cần cài thêm bất cứ driver nào. Bạn chỉ cần cắm vào tất cả các cổng trên laptop để kiểm tra sự nhận dạng có nhanh không, tốc độ truyền qua lại giữa máy tính và ổ đĩa có trơn tru hay không. Nếu các cổng hoạt động tốt với ổ USB, nó sẽ hoạt động tốt với các thiết bị khác.
Hơn thế, chiếc ổ USB này có thể chứa một vài tiện ích để bạn kiểm tra thời gian dùng pin, cấu hình máy hoặc tìm điểm chết trên màn hình LCD.
- Kiểm tra khớp nối và "ngoại hình" máy
Mua laptop đã qua sử dụng khó nhất là xác định về tỷ lệ cũ mới của sản phẩm. Một chiếc máy mới mua, còn bảo hành nhưng dùng không đúng cách có khi tệ hại hơn một chiếc được chăm sóc kỹ lưỡng.
Khớp nối màn hình với thân máy cần được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh những phiền toán khi sử dụng.
Khi rao hàng trên website, người bán thường nói "còn 90%", "mới 98%",... nhưng đó hoàn toàn là những con số ước đoán và không có cơ sở. Vì vậy, bạn nên bỏ qua các con số và chắc chắn những gì mình trả tiền phải được ưng ý.
Khớp nối màn hình với thân máy là nơi dễ kiểm tra nhất. Nếu sử dụng nhẹ nhàng, vật liệu chế tạo tốt thì khớp nối không bị lung lay. Nếu khớp này lỏng lẻo sẽ dễ dẫn đến những rắc rối về sau với cáp màn hình và rất khó chịu nếu sử dụng khi di động.
Nếu vỏ máy bị nứt vỡ hoặc xộc xệch, có vết rơi thì bạn nên từ bỏ ý định mua. Nhiều người thích xem "độ mòn" bàn phím để xác định máy dùng nhiều hay chưa nhưng cách đó không thực sự chính xác. Nếu người dùng có mồ hôi tay thì chỉ cần dùng 1 tuần là bàn phím bóng nhẫy, trông rất cũ. Thêm vào đó, việc thay bàn phím mới cũng rất đơn giản và rẻ tiền.
Những linh kiện khách như đầu đọc thẻ, bluetooth,... nếu có cũng phải được kiểm tra để chắc chắn chúng còn hoạt động tốt.
- Chỉ dùng pin, không cắm điện khi kiểm tra
Pin và thời gian dùng pin là yếu tố quan trọng của laptop. Vì thế, bạn hãy chắc chắn rằng máy có thể hoạt động được một thời gian mà không cần cắm điện.
Có thể thời gian kiểm tra máy không đủ lâu để máy hết kiệt pin, nhưng lượng điện tiêu hao đủ để bạn áng chừng thời gian sử dụng thực sự.
Một số phần mềm như Battery Monitor có khả năng tính toán và vẽ biểu đồ về mức độ xả điện của pin laptop rất đáng để bạn lưu vào ổ USB khi mang đi kiểm tra.
- Kiểm tra bàn phím
Mở một đoạn văn bản nhỏ và kiểm tra tất cả các phím trên máy có hoạt động đúng không. Mỗi laptop đều có các phím điều khiển đặc biệt và phím Fn (Function) để thực hiện các chức năng điều khiển khác.
Bất kỳ phím nào hỏng, bị dính cũng sẽ gây khó chịu khi sử dụng.
- Kiểm tra ổ đĩa quang
Nếu máy tính của bạn có ổ đĩa quang, bạn hãy chắc chắn nó còn hoạt động.
Chuẩn bị một và đĩa CD/DVD mang theo để xem trên máy tính. Trong khi xem có thể tua đi, tua lại để chắc chắn đầu đọc còn tốt. Nếu có thể, bạn sử dụng các loại đĩa tự ghi để xem ổ quang có hiện tượng kén đĩa hay không.
Giá đĩa CD/DVD trắng tại các cửa hàng dịch vụ vi tính hiện nay khá rẻ và bạn có thể mua một vài cái để ghi thử nếu là loại ổ có tính năng ghi đĩa.
- Chắc chắn về cấu hình máy
Chạy thử một vài phần mềm để xác định đúng cấu hình máy như quảng cáo của người bán. Nếu máy tính là dạng "nguyên bản", bạn hãy kiểm tra đinh ốc xem có trầy xước không. Toàn bộ vỏ máy có chỗ nào bị nứt vỡ hay không.
Những máy tính Lenovo - IBM có thể kiểm tra chính xác cấu hình xuất xưởng trên website. Nếu mua máy tính cũ loại này, khi kiểm tra kết nối Internet, bạn nên vào website của Lenovo để kiểm tra cấu hình và pin có phải đổi hay không.
Kiểm tra bằng những phần mềm như Lavalyst Everest sẽ xác định được: Loại chip, dung lượng và loại bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết nối và thiết bị ngoại vi,... Nếu đúng như những gì quảng cáo hoặc đăng tải trên website của nhà sản xuất, bạn kiểm tra từng thứ xem chúng hoạt động có chính xác không.
- Kiểm tra "điểm chết" và các lỗi liên quan màn hình LCD
Màn hình laptop đã qua sử dụng, đặc biệt là hàng đổi trả nhập khẩu (refurbish), thường có "điểm chết" (death-pixel - những điểm ảnh bị hỏng trên màn hình, không thể thay đổi màu hoặc luôn nhấp nháy). Việc tìm kiếm một vài điểm chết trong hàng triệu điểm ảnh trên màn hình là điều không dễ.
Mẹo kiểm tra thông thường là bạn chuyển màu màn hình nền toàn màn hình, lần lượt các màu đen, trắng, lục, lam, vàng,... để tìm. Ngoài ra còn rất nhiều phần mềm và website hỗ trợ việc tìm kiếm điểm không đổi màu trên màn hình.
Tùy theo số lượng và vị trí từng điểm mà người dùng có thể chấp nhận được hay không. Nếu chỉ có 1-2 điểm ở phía rìa màn hình thì có thể chấp nhận được với những người dễ tính. Nếu có "điểm chết" ở khu vực giữa màn hình thì bạn nên bỏ qua chiếc máy đó bởi khi làm việc lâu sẽ rất khó chịu cho mắt bạn.
Khi kiểm tra màn hình, bạn nên để màn hình sáng và nhìn từ nhiều góc khác nhau để phát hiện có điểm này bị thâm không. Nếu toàn bộ sáng đều thì màn hình còn tốt. Nếu có những điểm thâm tối khi nhìn các góc khác nhau thì màn hình đã cũ và xác suất hỏng khá cao.
- Kiểm tra ổ cứng
Đây là khâu kiểm tra mất thời gian nhất nhưng rất quan trọng. Không giống các linh kiện thuần điện tử, ổ cứng kết hợp cả cơ và điện tử nên "nhạy cảm" hơn rất nhiều.
Bạn nên chuẩn bị một phần mềm kiểm tra đĩa tin cậy. Trong khi kiểm tra, bạn ghé tai nơi gắn ổ cứng để kiểm tra xem tiếng ổ chạy có "mượt" không.
- May mắn và... liều
Dù xem xét kỹ cỡ nào, việc mua đồ điện tử cũ vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro. Vì thế, bạn phải sử dụng đến trực giác nhạy cảm để ra quyết định cuối cùng.
Nếu người bán vồn vã quá mức để tống khứ món đồ, bạn hãy cảnh giác và xem xét lại. Ngược lại, nếu thực sự bình tĩnh và tin tưởng vào sản phẩm, họ sẽ làm bạn tin cậy và chiếc laptop được bán có thể không "hành hạ" bạn nhiều.
Xem xét và chắc chắn từng công đoạn, may mắn sẽ đến với bạn bằng một chiếc laptop phục vụ đắc lực cho công việc của bạn.
Mua laptop cũ giá rẻ: Các bạn sinh viên cần chú ý điều gì?
Để có thể mua được laptop xách tay cũ chất lượng và giá tốt, bạn đừng quên tham khảo và thực hiện những thông tin dưới đây:
- Mua laptop cũ giá rẻ: Thương hiệu nào dành cho bạn?
Nếu bạn thích sự đẳng cấp và bền bỉ thì các thương hiệu như: Sony Vaio, Dell hay Lenovo là ứng cử viên sáng giá nhất dành cho bạn, máy của những thương hiệu này tuy giá hơi cao tý nhưng lại rất bền bỉ và mạnh mẽ . Với yêu cầu đặt ra là giá rẻ nhưng cấu hình “khủng” bạn có thể chọn laptop xách tay của Asus, HP, Acer.
Những ngành học chỉ sử dụng ứng dụng văn phòng như word, excel, powerpoint, tránh gây lãng phí bạn hãy chọn những máy chỉ cần có cấu hình CPU Pentium dual core, ram 2 Gb là đủ.
Nếu học đồ hoại, thì bạn cần phải chọn những máy có cấu hình cao hơn một chút đó là CPU core i3 trở lên, Ram 2-4 Gb để có thể thoải mái sử dụng các phần mềm đồ họa cơ bản, thông dụng mà không lo máy bị treo.
Bên cạnh cấu hình máy, điều quan trọng thứ 3 mà bạn cần quan tâm đó là chọn kích thước phù hợp với nhu cầu của mình. Những bạn sinh viên thường có nhu cầu mang laptop đi lại từ nhà tới trường, nên chọn các model có kích thước từ 11 đến 14 inch.
Nếu thường xuyên xem phim, chơi game và đồ họa thì thì nên trọn những dòng laptop có kích thước màn hình từ 15,6 inch tới 17 inch là khá phù hợp khi xem các bộ phim HD cần độ phân giải cao và kích thước màn hình lớn.
Lưu ý: Đối với các bạn nữ, nên mua loại laptop mỏng, nhẹ để dễ mang đi.
- Mua laptop cũ giá rẻ: Chi bao nhiêu là hợp lý?
Trước khi quyết định mua laptop xách tay đã qua sử dụng, bạn nên xác định được ngân sách mình bỏ ra để mua laptop thế nào là phù hợp nhất, con số chính xác là bao nhiêu? từ đó dễ dàng hơn trong việc chọn lựa sản phẩm.
Tránh vì tiết kiệm quá mức mà mua laptop cấu hình thấp, khiến máy thường xuyên hư hỏng và số tiền sửa chữa còn nhiều hơn tiền mua lúc đầu. Bạn có thể chọn dòng laptop có cấu hình tương đối mà giá rẻ như Asus, Acer... là hợp lý nhất.
Bí quyết chọn mua laptop cũ theo nhu cầu
Nếu như mua dùng để học tập thì có thể dùng cấu hình tương đối, còn với công việc văn phòng hay đồ họa thì đòi hỏi máy phải có cấu hình cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Dưới đây là những lưu ý khi chọn mua laptop cũ theo nhu cầu sử dụng. Cùng tham khảo các bạn
- Đối với học sinh/sinh viên
Đối với học sinh sinh viên, có thể chọn mua những laptop cũ giá rẻ, với cấu hình vừa đủ dùng từ 1GB đến 2GB RAM, ổ cứng có thể chỉ 250GB HDD, bộ vi xử lý Intel từ Core 2 Duo hoặc Core i3. Máy laptop loại này cũng có đầy đủ các ứng dụng văn phòng, các ứng dụng web và một bộ phần mềm diệt virus bản quyền để phục vụ công việc học tập.
Bạn có thể chọn các máy laptop xách tay như: ASUS X450/ X550, Toshiba Satellite L740, Asus X45C, Lenovo S400, HP Compaq CQ4; Acer Aspire E1 531...
- Đối với nhân viên văn phòng
Nếu là nhân viên văn phòng, với công việc thường nhật đó là lướt web, soạn thảo văn bản, nghe nhạc... hay xem phim, thì khuyên bạn nên chọn laptop cũ tầm trung bình Intel Celeron, dual core, core 2 duo... của các dòng máy như các dòng máy như Acer, HP, CMS, Dell, Asus. Với cấu hình này máy có khả năng kết nối nhanh cùng khả năng xử lý những phần mềm văn phòng phù hợp. Chính vì vậy những chiếc laptop tầm trung với cấu hình không quá cao là có thể đáp ứng nhu cầu của họ.
- Laptop dùng để chơi game
Khác với máy cho dân văn phòng và học sinh sinh viên, laptop cũ dành cho dân chơi game đòi hỏi cấu hình phải “khủng”, có card đồ họa rời. Core i5 là lựa chọn đầu tiên cho những game thủ không muốn bỏ ra quá nhiều tiền. Ở thời điểm hiện tại, các tác vụ đa nhiệm hay yêu cầu cao về CPU vẫn có thể xử lí dễ dàng bởi một mainboard Core i5 Ivy Bridge, phần tiền dư ra có thể dùng để nâng cấp một GPU tốt hơn. Còn màn hình có độ phân giải 1650x1050 thường là quá đủ với nhu cầu game
Những máy được dân chơi game chọn nhiều đó là pple MacBook, Dell XPS M1330, Sony VAIO CR và Toshiba Satellite U405.
- Laptop dùng để thiết kế đồ họa
Còn dân đồ họa, thiết kế thì lời khuyên đó là nên chọn những máy có màn hình rộng khoảng 15’’ hay 17’’. Đồng thời, cấu hình cho dân đồ họa để phục vụ cho công việc là 2D hay card liền và Ram ít nhất là 1G. Với đồ họa nặng hơn thì đòi hỏi người mua nhất thiết phải chọn laptop cũ có card rời và Ram từ 2-3G.
Để phục vụ tốt nhu cầu, lựa chọn hàng đầu cho bạn đó là máy HP, Dell, IBM, Apple...
Dù laptop cũ có rất nhiều ưu điểm tuy nhiên bên cạnh đó cũng có khá nhiều rủi ro. Do đó, đòi hỏi khách hàng khi mua máy cần tìm hiểu rõ sản phẩm và kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi mua đồng thời lựa chọn 1 cửa hàng mua bán laptop có uy tín.
Hy vọng những chia sẻ về laptop xách tay cũ dành cho sinh viên sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm trong mua bán laptop cũ.
Mua bán Laptop cũ ở đâu?
Mua bán Laptop cũ tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Cẩm nang mua bán Laptop
Nguồn: http://muabannhanhlaptop.com/cam-nang-mua-ban-laptop/208